Sáng ngày 22/10, Phòng khám Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Thiên Ân tiếp nhận người bệnh L.T.Đ, 67 tuổi, đến khám trong tình trạng đi đứng, vận động khó khăn, có vết sẹo ở vùng gót chân.
Theo thông tin người bệnh cho biết: Lúc nhỏ, bệnh nhân có bị chấn thương ở chân nhưng không khám và chữa (vết sẹo cũ) nhưng đi lại cũng bình thường. Cách nhập viện 4 tháng bệnh nhân làm việc nhà bị vấp đá nên bị đau gót chân và đi không được bình thường chân trái. Bệnh nhân đã tới Bệnh viện Đa khoa Thiên Ân và được Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Xuân Thành, bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình từ TP.HCM được mời về, để thăm khám bệnh.
Qua thăm khám, bệnh nhân không thể gập lòng bàn chân, không thể đứng nhón gót chân trái được. Bác sĩ chẩn đoán: Đứt kín cũ gân gót chân trái 4 tháng và chỉ định phẫu thuật tạo hình và nối gân gót (gân Achilles).
Sau khi có chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân đã được kiểm tra kĩ lưỡng, thực hiện kĩ càng các xét nghiệm để đảm bảo đáp ứng ca phẫu thuật do bệnh nhân lớn tuổi. Ca phẫu thuật tạo hình nối gân gót chân được thực hiện trực tiếp bởi Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Xuân Thành.
Hình ảnh Bác sĩ chuyên gia từ TP.HCM đang thăm khám
Hình ảnh Bác sĩ Chuyên gia từ TP.HCM đang thực hiện phẫu thuật
Cuộc mổ diễn ra khoảng 35 phút, người bệnh được phẫu thuật trong tư thế nằm sấp và gây tê tuỷ sống. Phẫu thuật viên tiến hành rạch da đường sau từ bắp chân tới gót chân, thực hiện tạo hình và nối gân gót bằng chỉ siêu bền.
Bác sĩ thực hiện nối gân gót chân bằng chỉ siêu bền
Ngay sau khi phẫu thuật, Bác sĩ kiểm tra lại kết quả khâu nối gân gót, bàn chân đã về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, để gân gót được phục hồi, người bệnh cần được bó bột trong khoảng 4 tuần. Sau khi tháo bột, người bệnh sẽ có chương trình tập luyện để lấy lại chức năng của gân gót.
Theo Bác sĩ chuyên môn: “Đứt gân gót là chấn thương thường gặp khi tham gia giao thông, lao động, sinh hoạt, đặc biệt là chơi thể thao. Dấu hiệu nhận biết tổn thương đứt gân gót: Có vết thương hoặc khi chạy nhảy, chơi thể thao nghe tiếng “rốp” hoặc đau chói ở mặt sau cổ chân và cẳng chân. Đồng thời không nhón được gót chân, đứng bằng mũi chân và không thể đi lại bình thường được nữa.
Tùy theo mức độ tổn thương mà có thể điều trị bảo tồn bằng bó bột nếu người bệnh đến sớm và hai đầu gân đứt không tụt xa. Tuy nhiên, phương pháp hiệu quả và giúp phục hồi khả năng vận động tốt nhất là phẫu thuật nối gân gót chân.”
Bác sĩ cũng khuyến cáo, khi lao động hoặc tham gia các hoạt động thể thao, nếu thấy có các biểu hiện đau vùng gân gót hoặc có vết thương thì mọi người cần đến ngay Bệnh viện để được Bác sĩ chuyên khoa thăm khám trực tiếp, chẩn đoán, điều trị chính xác và cũng đơn giản hơn khi đến trễ.
Đến với Bệnh viện Đa khoa Thiên Ân, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bằng các thiết bị máy móc hiện đại cùng các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành đến từ TP.HCM thực hiện khám và chẩn đoán kết quả chính xác nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ Bệnh viện Đa khoa Thiên Ân:
- Địa chỉ: Đường D5, Khóm 4, Phường 5, TP. Trà Vinh
- Hotline: 0294.3855.866
- Email: [email protected]
- Website: benhvienthienan.vn