BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ (là một trong những căn bệnh dễ lay lan ở trẻ. Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, hiện nay trên cả nước bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là ở khu vực Miền tây, tại các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Trà Vinh, … số ca mắc bệnh trong tháng 5 tăng cao, trong đó ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, đã có 1 trẻ bị tay chân miệng nặng độ 4 tử vong, trong tháng 6 có 3 trường hợp tay chân miệng độ 3 phải chuyển viện lên tuyến trên.

Hiểu rõ về bệnh tay chân miệng, cũng như triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp cho việc chăm sóc và điều trị cho trẻ dễ dàng hơn. Đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong do sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.

1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH:

– Bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng lây lan nhanh chóng, nhất là ở những nơi có nhiều trẻ em như nhà thiếu nhi, trường mẫu giáo, … Bệnh có thể xảy ra quanh năm.

– Tại Việt Nam, theo ghi nhận của Tổng cục Thống kê, cả nước có 5.383 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong tháng (19/5 – 18/6/2023). Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa hè, nhất là vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, và tháng 10 đến tháng 12.

– Tùy vào sức đề kháng của từng trẻ, trẻ bị tay chân miệng có thể hết bệnh sau khoảng 1 tuần hoặc hơn.

Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh chóng và rất khó để phòng ngừa hoàn toàn

2. NGUYÊN NHÂN:

– Bệnh tay chân miệng ở trẻ được gây ra chủ yếu bởi virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Hai loại virus này thường sinh sống và phát triển trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, virus Coxsackievirus A6 cũng có thể khiến trẻ bị tay chân miệng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

– Bệnh rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp từ người nhiễm bệnh hoặc qua các giọt nước bọt, dịch mũi, dịch nước bọt trong bọng miệng, cũng như qua tiếp xúc với nước tiểu, phân và các bề mặt bị nhiễm bẩn. Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi là nhóm dễ mắc bệnh cao nhất.

– Bệnh lây lan mạnh nhất ngay cả khi các triệu chứng chưa xuất hiện. Do đó, tay chân miệng là một bệnh lý khó phát hiện để cách ly và có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn.

Enterovirus 71 Infection

Enterovirus 71 là một trong những loại virus gây bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh

3. TRIỆU CHỨNG:

– Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng là các vết phòng rộp trên da. Trước khi xuất hiện những nốt ban phỏng nước này, bé sẽ bắt đầu với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, không ngon miệng và các tổn thương trên tay, chân và miệng. Sau đó, bé sẽ xuất hiện các đặc điểm đặc trưng như sau:

+ Miệng: Những đốm nhỏ bắt đầu xuất hiện trên lưỡi và bên trong miệng của bé. Chúng lây lan và phát triển nhanh chóng, và dần chuyển thành những mụn nước có kích thước lớn hơn, có màu vàng xám và viền đỏ;

+ Tay và chân: Những đốm nhỏ màu đỏ bắt đầu xuất hiện trên ngón tay, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón chân của bé. Chúng có thể gây đau, ngứa và phát triển nhanh chóng thành những mụn nước có màu xám ở giữa.

+ Ngoài ra, những nốt mụn nước này có thể xuất hiện ở hai bên chân, mông và vùng bẹn của trẻ sơ sinh. Trẻ cũng có thể có các triệu chứng như đau họng, khó nuốt và việc ăn uống không thoải mái.

bệnh tay chân miệng: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện các đốm đỏ ở tay, chân, miệng

4. CÁCH ĐIỀU TRỊ:

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng bao gồm sốt, viêm họng, nổi ban đỏ trên tay, chân và miệng. Để điều trị bệnh tay chân miệng, các biện pháp sau có thể được áp dụng:
1. Uống nhiều nước để giúp giảm sốt và giữ cho cơ thể được cung cấp đủ nước.
2. Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol, ibuprofen.
3. Mặc quần áo thoải mái và giữ vệ sinh tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
4. Ăn chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh thực phẩm như cay, nóng, khô.
5. Điều trị những triệu chứng khác như viêm họng và mụn bằng các thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp nặng, cần nhập viện và sử dụng các loại thuốc khác như corticosteroid để giảm viêm. Ngoài ra, việc tiêm vaccin để phòng ngừa bệnh cũng được khuyến cáo.

Bú sữa mẹ nhiều, trẻ sẽ ít bị bệnh? - Báo Người lao động

Mẹ nên tăng cử bú để bổ sung đủ chất dinh dưỡng và nước cho bé

5. MỘT SỐ LƯU Ý:

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, do đó, để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của bệnh tay chân miệng, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong vòng 20 giây trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.
2. Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ vật của người bệnh, đặc biệt là đồ chơi, chăn, ga và đồ dùng vệ sinh cá nhân.
3. Điều trị sớm bệnh tay chân miệng để giảm thiểu nguy cơ lây lan. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bị nhiễm bệnh, hãy gọi điện thoại tới bác sĩ ngay lập tức.
4. Trong trường hợp bệnh tay chân miệng lây lan rộng, các tổ chức và các nhà trường có thể đóng cửa hoặc hạn chế các hoạt động tập thể để tránh sự lây lan của bệnh.
5. Cung cấp đủ dinh dưỡng và giữ sức khỏe tốt để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

6 cách khử trùng đồ chơi trẻ em thông dụng nhất

Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vật dụng trẻ sử dụng hàng ngày

Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân của bạn bị triệu chứng của bệnh tay chân miệng, nên đi khám bệnh và được kiểm tra để đảm bảo rằng không có biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp để giúp bạn hoặc người thân của bạn hồi phục nhanh chóng và tránh hậu quả đáng tiếc.

Khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Thiên Ân là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi, vàng da, tay chân miệng, …Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiếu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại Bệnh viện, Quý khách vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIÊN ÂN

– Địa chỉ: Đường D5, Khóm 4, Phường 5, TP Trà Vinh

– Hotline: (0294) 385 4343

– Email: [email protected]

– Website: benhvienthienan.vn

Ban Truyền thông

Bài viết liên quan